Mất răng số 2 ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ khuôn mặt, chức năng ăn nhai và các vấn đề về sức khỏe tổng thể. Vậy có những nguyên nhân nào khiến răng số 2 bị mất? Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo có những giải pháp nào khắc phục tốt tình trạng này? Cùng tìm hiểu nhé.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
1. RĂNG SỐ 2 LÀ RĂNG NÀO?
Răng số 2 thuộc nhóm răng cửa, thường được gọi là răng cửa bên. Còn răng số 1 là răng cửa giữa. Răng số 2 rất dễ quan sát bằng mắt thường. Ở người trưởng thành, mỗi người có 4 chiếc răng số 2.

Răng số 2 có dạng hình xẻng, cạnh rìa sắc, giữ nhiều vai trò quan trọng trên cung hàm, quyết định đến tính thẩm mỹ và chức năng cắn xé thức ăn.
Vì thuộc nhóm răng cửa trước nên răng số 2 chịu nhiều tổn thương từ môi trường bên ngoài. Khi chúng ta bị va đập hay té ngã, răng cửa là nhóm răng chịu tác động đầu tiên.
Những người bị hô/ móm thường bị chịu tác động nhiều hơn người có khớp cắn đều đặn.
2. NGUYÊN NHÂN KHIẾN MẤT RĂNG SỐ 2
Cũng giống như các răng khác trên cung hàm, răng số 2 bị mất có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do mất răng bẩm sinh hoặc các nguyên nhân khách quan bên ngoài.
2.1. Nguyên nhân khách quan
– Do tai nạn, chấn thương trong sinh hoạt, hoạt động hàng ngày như chơi thể thao làm ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm.

– Bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, viêm thấp khớp có nguy cơ mất răng cao hơn so với người có sức khỏe ổn định.
2.2. Nguyên nhân chủ quan
– Mất răng do di truyền, sinh ra đã thiếu mầm răng ở trong cung hàm
– Tuổi tác ngày càng cao, sức khỏe yếu dần, người cao tuổi thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc hỗ trợ sức khỏe nên dẫn tới hiện tượng miệng khô, giảm tiết nước bọt, mảng bám trên răng không được loại bỏ, răng yếu dần dẫn tới lung lay răng và mất răng.
– Răng không được chăm sóc, không vệ sinh đúng cách khiến vi khuẩn có cơ hội tích tụ dẫn đến bệnh lý răng miệng: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu. Đây là nguyên nhân làm mất răng với tỷ lệ cao dù chỉ chịu va đập nhẹ.
– Do sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai, làm giảm sức đề kháng của nướu đối với các vi khuẩn bám trên răng.
3. RĂNG SỐ 2 BỊ MẤT CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG?
3.1. Mất thẩm mỹ
Răng số 2 thuộc nhóm răng cửa, không chỉ đảm nhiệm chức năng ăn nhai mà còn mang chức năng thẩm mỹ. Nếu bạn bị mất răng số 2, toàn bộ khuôn mặt của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Khi bạn cười hoặc nói, người đối diện dễ dàng nhận thấy vùng mất răng của bạn. Bạn sẽ cảm thấy tự ti trong khi giao tiếp.

3.2. Giảm khả năng ăn nhai
Răng số 2 có nhiệm vụ cắn và xé thức ăn thành miếng nhỏ nên khi bị mất răng cửa số 2, khả năng cắn xé của bạn không còn như trước.
Để tình trạng khuyết răng số 2 kéo dài, bạn còn có thể bị chán ăn, việc hấp thụ dinh dưỡng kém hơn, suy nhược cơ thể.
3.3. Tác động xấu đến các răng còn lại
Răng số 2 mất khiến các răng kế cận bị xô lệch, đặc biệt là răng số 1 và số 3. Không chỉ vậy, nếu mất răng số 2 hàm dưới, răng đối diện răng 2 hàm trên có xu hướng thòng dài xuống dưới, gây ra những bệnh lý răng miệng như lộ chân răng, viêm nha chu, sâu răng,…
3.4. Ảnh hưởng tới phát âm
Nhóm răng cửa có chức năng điều hòa không khí bên trên khoang miệng khi giao tiếp. Nhờ đó bạn có thể phát âm chính xác, không bị ngọng.
Nếu bị mất răng số 2, bạn thường nói ra hơi gió, nói ngọng, ảnh hưởng trực tiếp tới phát âm.
3.5. Tiêu xương hàm

Tiêu xương hàm là một trong những hậu quả phổ biến do việc mất răng lâu ngày gây ra.
Nếu bạn để răng số 2 bị mất càng lâu mà không có biện pháp xử lý, tình trạng tiêu xương càng trở nên nghiêm trọng. Lúc này, muốn khắc phục thì cần thời gian và chi phí điều trị cao hơn.
3.6. Lão hóa sớm
Một thời gian dài bạn không khắc phục tình trạng mất răng số 2 sẽ gây ra tình trạng vùng da quanh miệng bị chảy xệ, tiêu xương hàm, xuất hiện nếp nhăn khiến bạn có vẻ ngoài trông già hơn trước tuổi.
4. MẤT RĂNG SỐ 2 KHẮC PHỤC RA SAO?
Để tránh những hệ lụy nguy hiểm do việc mất răng số 2 gây ra, bạn có thể linh hoạt lựa chọn một trong các phương pháp làm răng giả là: làm cầu răng sứ hoặc trồng răng implant.
4.1. Làm cầu răng sứ
Phương pháp được thực hiện bằng cách mài nhỏ cùi răng thật số 1 và số 3 để làm trụ đỡ cho cầu răng 3 răng.
Vì răng số 2 nằm ở vị trí dễ nhìn thấy nên không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn ảnh hưởng tới các răng bên cạnh.

Do đó, bạn cần chọn địa chỉ nha khoa uy tín, thực hiện làm cầu răng tỉ mỉ để bảo vệ răng tốt nhất. Bác sĩ chuyên môn phải tính toán được khoảng mài răng 1 và răng 3 là bao nhiêu vừa giúp nâng đỡ cầu răng tốt mà không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe của răng.
4.2. Trồng răng implant
Nếu bạn không có bất cứ bệnh lý nào về răng miệng, đáp ứng tiêu chuẩn xương hàm, sức khỏe ổn định thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn cấy trụ implant.
Trụ implant tồn tại hoàn toàn độc lập với các răng còn lại, đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai như răng thật.
Sau 2-3 tháng, trụ implant tích hợp với xương hàm, bác sĩ sẽ gắn khớp nối và mão sứ lên trên trụ implant.

Nếu bạn không mắc bất kỳ bệnh lý răng miệng nào, chất lượng xương đảm bảo thì thời gian lành thương rất nhanh, chỉ khoảng 4-6 tuần.
Nếu bạn phải điều trị bệnh lý răng miệng hoặc can thiệp các phương pháp như: ghép xương, nâng xoang thì thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn, từ 3-9 tháng.
Nếu không may bạn bị mất răng số 2, bạn cần nhanh chóng tìm cách khắc phục để tránh những hậu quả về thẩm mỹ, xương hàm và sức khỏe tổng thể nhé.
Hãy thông thái lựa chọn địa chỉ nha khoa để được bác sĩ thăm khám cụ thể tình trạng răng miệng, tư vấn cho bạn phương pháp khắc phục mất răng số 2 phù hợp nhé.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
» QUY TRÌNH CẤY GHÉP IMPLANT – Chỉ 5 bước răng hoàn chỉnh, ăn nhai như thật
» Bật mí 9 cách khắc phục MẤT RĂNG CỬA hoàn hảo cho từng trường hợp